
Lợi ích kinh tế: Kho hàng giúp giảm tổng chi phí hậu cần.
b-Chia Nhỏ Nguyên Liệu Rời: Nhà kho nhận nguyên liệu từ nhà máy sản xuất để cung cấp cho nhiều khách hàng. Do đó kho sẽ chia nguyên liệu rời thành các gói hàng nhỏ hơn và cung cấp cho từng khách hàng cá nhân. Vì vậy, thay vì nhà sản xuất gửi nguyên liệu tới từng khách hàng cá nhân, họ sẽ gửi đến kho trung tâm gần khu vực thị trường nơi mà sau đó chuyển tiếp hàng đến từng khách hàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. McDonalds ở Mumbai đem các nguyên liệu thô từ các vùng khác nhau của Ấn Độ đến một nhà kho trung tâm. Ở đây McDonalds chia nguyên vật liệu rời và cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ tại Mumbai.
c-Xử Lý:Kho giúp cho quá trình xử lí cuối cùng như dán nhãn, hoàn chỉnh lần cuối, … Điều này giúp kéo dài thời gian cho việc giao sản phẩm cuối cùng. Chẳng hạn như, nếu nhà sản xuất có nhiều khách hàng cùng có nhu cầu cho cùng 1 mặt hàng nào đó, tuy nhiên sự hoàn thiện cuối cùng là khác nhau đối với từng khách hàng, thì nhà sản xuất có thể sản xuất hàng hóa, để trong kho, và hoàn thiện hàng hóa lần cuối trong kho ngay khi khách hàng có nhu cầu. Bằng cách này thì nhà sản xuất không cần phải tồn kho riêng cho từng khách hàng và cho mọi khách hàng. Từ đó có thể giảm hàng tồn kho và tiết kiệm chi phí.
d-Lưu Trữ:Lưu trữ hàng hóa là cực kì thiết yếu đối với tất cả các loại hàng, đặc biệt đối với những hàng hóa mang tính mùa vụ. Giả sử tại một thời điểm đặc biệt nào đó trong năm có nhu cầu về một mặt hàng nào đó thì mặt hàng đó vẫn có thể được sản xuất xuyên suốt trong năm và được dự trữ. Điều này cực kì có ích trong việc sản xuất đồng bộ trong năm và từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất. Chẳng hạn, đối với nền công nghiệp sơn ở Ấn Độ, nhu cầu của khách hàng đối với sơn rất cao vào thời điểm Diwali, tuy nhiên các công ty đã sản xuất xuyên suốt trong năm và lưu trữ hàng trong kho nên vẫn đáp ứng được nhu cầu
Lục Giác Team – Internship2 at Viet Nam Shipping Services Coporation
(May-July 2017)
Write a Comment